1. Huấn luyện chim tập nói cho chim Nhồng
Theo các tài liệu thì bắt đầu từ tháng thứ 06 (kể từ lúc mới sinh ra), nhồng bắt đầu học nói nhưng theo mình thì chỉ từ tháng thứ 04 hoặc thậm chí là chỉ hơn 02 tháng cho những chú chim ghép chung với những con nhồng đã biết nói, chúng học từ đồng loại rất nhanh. Ví dụ như chú nhồng nhỏ nhà mình, nuôi ghép chung với chú nhồng lớn và hơn 02 tháng đã biết nói và nói tất cả những cụm từ mà chú nhồng lớn đã được dạy và nghe lõm như: Chào khách, anh ơi, ai đó, ồn ào quá nha, mẹ nói con cái gì đó, hai đứa ngủ đi nha,…v.v
Thời gian dạy: vào mỗi buổi sáng, khoảng từ 5h30 đến 06h là khoảng thời gian hợp lý để dạy nhồng tập nói. Bạn chỉ cần ngồi trước chuồng và nói một cụm từ nào đó (ví dụ như Chào khách) trong khoảng 05 phút là được. Tùy theo trí thông minh của mỗi chú nhồng mà thời gian bắt chước có thể nhanh hay chậm. Nhưng theo mình thì từ 01 đến 1.5 tháng là nhồng học được một cụm từ. Khi chúng đã nói được thì bắt đầu dạy cụm từ thứ hai, thứ ba…v.v
Vào buổi tối, khi nhồng đã ngủ được khoảng 30 phút, thì bạn đột ngột đi đến chuồng và nói lớn cụm từ mà buổi sáng đã dạy. Nhồng học rất nhanh vì lúc này chúng đang ngái ngủ, chuẩn bị đi ngủ.
Và khi chỉ nuôi một con nhồng thì việc dạy nói rất khổ luyện, chúng ta phải chăm chỉ, chăm sóc và mỗi ngày tranh thủ một chút thời gian dành riêng cho nhồng.
2.Tập thể dục chim Nhồng
Mỗi ngày, vào mỗi buổi sáng, sau khi dạy cho chúng học nói thì mình thả chúng bay ra ngoài để vận động (khoảng 15 đến 20 phút). Lúc này, mình luộc 01 cái trứng gà hoặc trứng vịt rồi lấy lòng đỏ còn nóng cho chúng ăn. Món này nhồng rất thích, nhưng cho ăn vừa phải (một cái lồng đỏ mình cho 02 chú nhồng ăn khoảng 02 ngày, ăn không hết chúng ta bỏ vào ngăn mát trong tủ lạnh, trước khi ăn để khoảng 20 phút rồi hâm nóng lại). Sau đó cho ăn thêm chút chuối, miếng nước rồi cho vào lồng.
Lưu ý: Khi thả ra, các bạn phải cẩn trọng hệ thống cửa đi, cửa sổ, vì mình đã mất mấy con do quên chốt cừa sổ, bay mất. Mình đã mất 04 con, tìm lại được 01 con sau khoảng 03h dụ chúng bay từ trên cây cao xuống.
3. Kỷ luật
Quan điểm của mình rất nghiêm ngặt, khi chúng quá ồn ào, mình có thể bắt ra ngoài và thường mình dổ trên đầu một cái nhẹ và nói nhỏ nhẹ với chúng hoặc nhúng vào xô nước 01 cái. Bời vì nhồng giống như một cái loa phóng thanh, phát từ lúc nó dạy đến trước khi đi ngủ, ít nề nếp. Cho nên đôi lúc chúng ta cũng cảm thấy không hài lòng. Nhưng chúng không bao giờ giận chúng ta, mỗi lần làm như vậy vợ mình đều khuyên không nên, nên mình cũng trải lòng.
4. Trí tuệ của chim Nhồng
Theo mình thì nhồng là một loại chim có khả năng bắt chước tiếng người, ngôn ngữ của các loài. Chúng rất thông minh và khôn nếu chúng ta có một chương trình nuôi dưỡng và chăm sóc khoa học, bài bản.
5. Điểm yếu của chim Nhồng
Nhồng bắt chước rất nhanh những ngôn từ thiếu văn hóa, không thẩm mỹ. Tuyệt đối tránh những cụm từ thiếu văn thể mỹ này. Theo mình trong khoảng 02 năm đầu tránh để nhồng nghe những ngôn từ trên.
6. Thời gian tiếp thu của chim Nhồng
Trong khoảng 02 năm đầu thì nhồng tiếp thu rất nhanh, sau đó thì chậm lại. Cho nên trong 02 năm này chúng ta phải dạy chúng thật khoa học.
7. Tuổi thọ của chim Nhồng
Theo các tài liệu đã công bố thì tuổi thọ của nhồng khoảng 10 đến 15 năm tùy theo giống, loại, khu vực địa lý, cách nuôi...v.v
Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015
Huấn luyện chim Nhồng đơn giản
17:31
No comments
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét